Tìm hiểu về Tiêu Chuẩn CE áp dụng cho giày bảo hộ xe máy

giay bao ho xe may ls2

Nhãn CE được đính kèm trên giày bảo hộ xe máy sẽ giải thích cho bạn biết sản phẩm đã trải qua những bài kiểm tra nào, với cách thức thử nghiệm ra sao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải mã ý nghĩa của những thông tin trên nhãn CE đến bạn.

Giày bảo hộ dành cho người lái xe máy cần bảo đảm an toàn cho chân của người dùng và sẵn sàng cho mọi va chạm trên đường có thể xảy ra. Làm thế nào để chúng ta biết giày bảo hộ xe máy liệu có thực sự bảo vệ chân của chúng ta an toàn? 

giay bao ho xe may ls2

Hầu hết những đôi giày bảo hộ trên thị trường châu Âu đều đã được phê duyệt chuẩn an toàn CE. Những tiêu chí phổ biến mà một đôi giày bảo hộ xe máy cần đạt được có thể kể đến khả năng chịu mài mòn, khả năng chịu đâm xuyên và khả năng bảo vệ chân người mang dù có vật nặng đè lên.

Nếu boots bảo hộ vượt qua các bài kiểm tra không bắt buộc, những yếu tố này cũng sẽ được thể hiện trên nhãn CE của sản phẩm. Hướng dẫn bên dưới sẽ giải thích cách giày bảo hộ được kiểm tra.

Hướng dẫn đọc nhãn CE trên giày bảo hộ xe máy

Nhãn CE bao gồm 1 biểu tượng người lái xe gắn máy, điều này cho biết sản phẩm được kiểm định chuyên dùng cho người lái xe mô tô, xe gắn máy.

boots bao ho xe may dat chuan ce

EN 13634:2015: thể hiện tiêu chuẩn được công nhận.

Chữ cái A, B, C, D thể hiện xếp hạng CE của sản phẩm. Trong đó: 

– A: Độ che phủ (1 = cao đến mắt cá chân, 2 = cao đến cẳng chân)

– B: Khả năng chịu mài mòn

– C: Khả năng chịu đâm xuyên

– D: Độ cứng bảo vệ  (1 = tiêu chuẩn, 2 = nâng cao)

Bài kiểm tra khả năng chịu mài mòn

Khi không may xảy ra tai nạn, lúc này phần chân của bạn sẽ ma sát xuống đường rất nặng. Điều quan trọng lúc này là đôi giày/ đôi boots bảo hộ của bạn có đủ bền bỉ để không bị mài mòn do ma sát với đường hay không. Thử nghiệm đầu tiên về khả năng chịu mài mòn được thiết kế để kiểm tra xem đôi giày bảo hộ có đạt được mức độ chịu mài mòn đến đâu, đạt level bao nhiêu.

Để tiến hành thử nghiệm, người ta chia ra 2 khu vực trên giày. Khu vực A bao gồm đế giày, mặt trước và mặt sau của giày. Đây là những khu vực được thiết kế với chất liệu co giãn tốt nhất. Vùng còn lại là khu vực B.

giay bao ho xe may ls2

Ba mẫu vật liệu được cắt từ giày, mỗi mẫu được giữ chặt trên một bàn mài, mài cho đến khi trên mẫu vật xuất hiện lỗ thủng. Lúc này, người ta sẽ đo thời gian ngắn nhất để làm mòn mẫu vật và đưa ra quyết định về tiêu chuẩn của sản phẩm.

– Để đạt Level 1: các mẫu vật được cắt từ khu vực A phải chịu đựng ít nhất trong 1.5 giây, các mẫu vật được cắt từ khu vực B phải chịu đựng được ít nhất 5 giây.

– Để đạt Level 2: các mẫu vật từ khu vực A phải chịu đựng ít nhất trong 2.5 giây, khu vực B phải tồn tại được ít nhất 12 giây mà không bị mài mòn xuyên qua.

Bài kiểm tra khả năng chịu đâm xuyên

Những đôi boots bảo hộ sẽ tiếp tục đến với bài thử nghiệm khả năng chịu đâm xuyên. Tại đây, một lưỡi dao sẽ được thả xuống một mẫu của đôi giày, và thiết bị sẽ đo lường độ sâu lưỡi dao đi qua đôi giày. Các bài kiểm tra sử dụng các lưỡi dao được thả với vận tốc khác nhau để kiểm tra từng khu vực trên boots bảo hộ.

giay bao ho xe may ls2

Khi kiểm tra khu vực A, con dao sẽ được thả với vận tốc 2 mét/giây (m/s). Để đạt Level 1 và Level 2, con dao không thể xuyên qua mẫu vật nhiều hơn 25mm.

Khu vực B được kiểm tra bằng cách thả lưỡi dao ở vận tốc 2.8m/s. Để đạt Level 1, con dao không thể xuyên qua mẫu vật nhiều hơn 25mm. Để đạt Level 2, mức độ đâm xuyên tối đa mà lưỡi dao có thể đi qua mẫu vật là 15mm.

Độ cứng bảo vệ (khả năng chịu nén của đế giày khi có vật nặng áp lực)

Bài kiểm tra độ cứng bảo vệ giúp xác định mức độ mạnh mẽ mà đôi giày có thể chịu được khi chân bạn bị nén (trong trường hợp bị vật nặng như xe máy đè lên).

Đôi giày được đặt giữa hai tấm thép, chúng ép vào nhau với tốc độ 30mm mỗi phút. Thiết bị ghi lại lực cần thiết để nén đế giày với tốc độ đó. Bài kiểm tra sẽ kết thúc khi với một lực duy trì không đổi, đế giày bị nén lại 20mm. Bài kiểm tra này được lặp lại ba lần.

giay bao ho xe may ls2

Nếu mất ít hơn 1kN lực để nén đế giày 20mm, bài kiểm tra không đạt. Nếu mất từ 1kN đến 1.4kN, đôi giày sẽ đạt Level 1, nếu cần 1.5kN hoặc nhiều hơn để nén đế giày, đôi giày sẽ đạt Level 2.

Các bài kiểm tra không bắt buộc

Nhà sản xuất có thể gửi đôi giày của họ để thực hiện các bài kiểm tra phụ tùy chọn. Kết quả các bài kiểm tra này sẽ được biểu thị trên nhãn với các chữ cái nằm bên dưới các xếp hạng kiểm tra bắt buộc.

IPA/IPS: Khả năng hấp thu xung động

Bảo vệ chống va đập cho mắt cá chân và phần bắp chân (với boots cao cổ che bắp chân). Những điều này cho thấy đôi giày có khả năng chịu va đập.

Đối với bài kiểm tra này, đôi giày được cắt dọc theo đế và mở ra, và một dụng cụ sử dụng lực 10J đập vào mắt cá chân và phần bắp chân (với boots cao cổ che bắp chân).

giay bao ho xe may ls2

Để đạt bài kiểm tra này, boots bảo vệ không thể cho phép hơn 5kN được truyền qua và tác động vào chân người mang. 

– Với các loại boots có khả năng chịu va đập ở khu vực mắt cá chân, bạn sẽ thấy chữ cái IPA trên nhãn CE.

– Với các loại boots có khả năng chịu va đập ở khu vực bắp chân, bạn sẽ thấy chữ cái IPS trên nhãn CE.

WR: Khả năng chống thấm nước

Để xem nước có rò rỉ qua đôi giày bảo hộ của bạn hay không, có thể dùng 1 trong 2 cách kiểm tra sau đây:

Cách 1: Boots bảo hộ được mang vào chân giả mô phỏng 4600 bước chân trong khi cả bàn chân đang ngâm trong nước.

Cách 2: Boots bảo hộ được người kiểm tra mang vào và đi bộ 1km (100 đoạn dài 10 mét) với mực nước nông. Để qua bài test chống thấm nước này, bên trong đôi giày không được bị ẩm ướt nhiều hơn 3 cm².

FO: Khả năng chống thấm xăng và dầu trên đế giày 

Hai mẫu của một đôi giày được cân hai lần – một lần trong trạng thái bình thường và một lần trong nước cất. Mẫu sau đó được để ngâm trong xăng ở 23 độ trong 22 giờ, lấy ra và cân lại theo cùng các cách. Để đạt bài test FO, trọng lượng của các mẫu không được tăng hơn 12%.

SRA/SRB/SRC: Khả năng chống trượt của đế 

Để kiểm tra khả năng chống trượt, cần đến 3 thử nghiệm. Mỗi bài kiểm tra được thực hiện với giày được mang với gót mô phỏng nghiêng 7 độ, lúc này phần gót mô phỏng sẽ được thử nghiệm trượt/ ngã trên các bề mặt trơn trượt khác nhau.

– Nếu nhãn hiển thị ‘SRA’: phần đế giày đã đạt chuẩn khi trượt trên bề mặt gạch sứ cùng xà phòng loãng.

– Nếu nhãn hiển thị ‘SRB’: phần đế giày đã không bị trượt khi đi trên một sàn thép cùng glycerol (một chất bôi trơn). 

– Nếu nhãn hiển thị‘SRC’: có nghĩa là đôi giày đã qua cả hai bài kiểm tra.

B: Khả năng thoáng khí

Nếu nhãn CE có chữ B trên đó, nghĩa là đôi giày đã trải qua một bài kiểm tra để kiểm tra xem hơi ẩm có thể thoát ra hay không.

WR: Hấp thụ/nhả nước bên trong giày

Các đôi giày được kiểm tra để xem bên trong chúng giữ bao nhiêu nước và thải ra bao nhiêu. Nếu đôi giày qua bài kiểm tra này, ‘WAD’ sẽ được hiển thị trên nhãn.

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến độc giả tiêu chuẩn CE áp dụng cho giày bảo hộ xe máy hiện nay là gì, các ký hiệu trên nhãn có ý nghĩa như thế nào. Ngày nay khi mua đồ bảo hộ, việc hiểu nhãn CE sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chọn một sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

giay bao ho xe may ls2

Tất cả các sản phẩm giày bảo hộ của LS2 đều đạt tiêu chuẩn CE với các mức độ khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể tra cứu ý nghĩa của các biểu tượng trên nhãn qua bài viết này và chọn được một đôi giày/ đôi boots bảo hộ đúng mục đích, giúp bảo vệ an toàn cho chân của bạn trong mọi chặng đường khám phá thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *