Tiêu chuẩn mũ bảo hiểm nào là tốt nhất cho người đi xe máy?

tieu chuan mu bao hiem ls2

Năm 2022, tại Việt Nam có tới 11.457 vụ tai nạn giao thông, bị thương 7.804 người, làm chết 6.397 người. Con số cho thấy cứ 10 vụ tai nạn giao thông, có gần 6 người không qua khỏi. 

Điều đó cho thấy giao thông tại Việt Nam không hề an toàn, nguyên nhân dẫn đến tử vong lớn nhất khi xảy ra tai nạn chính là chấn thương sọ não. Và điều này có thể phần nào được giải quyết khi bạn có một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng. Trong bài viết này, LS2 sẽ chia sẻ đến bạn đọc những tiêu chuẩn an toàn của mũ bảo hiểm trên toàn thế giới.

1. Chuẩn an toàn DOT (Mỹ)

Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ (DOT) được thành lập vào năm 1973, đã đặt ra Tiêu chuẩn An toàn Phương tiện Cơ giới Liên bang Số 218 (FMVSS 218) cho mũ bảo hiểm xe máy sử dụng trên đường công cộng ở Hoa Kỳ. 

tieu chuan mu bao hiem ls2

Mỗi mẫu mũ bảo hiểm được bán ra ở Mỹ bắt buộc phải đáp ứng tiêu chuẩn DOT. Việc thực thi tiêu chuẩn này thuộc thẩm quyền của Cục Quản lý An toàn và Giao thông Quốc lộ (NHTSA). Theo đó, NHTSA sẽ kiểm tra ngẫu nhiên một vài sản phẩm của nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm, nếu không đạt, mỗi chiếc mũ có thể bị phạt tiền lên đến 5.000 USD.

Tiêu chuẩn DOT hiện có hiệu lực là FMVSS 218 , được cập nhật lần cuối vào ngày 13 tháng 5 năm 2013 để bao gồm các cải tiến về độ hấp thu lực tác động, độ chống đâm xuyên, độ chắc chắn của quai cài mũ. 

tieu chuan mu bao hiem ls2

Các bài kiểm tra va đập được thực hiện bằng cách đặt mũ bảo hiểm lên một thiết bị đo lực va đập, sau đó thả mũ từ độ cao cố định lên các bề mặt khác nhau. Dựa trên lực va đập tạo ra trên mũ, mũ sẽ được đánh giá là đạt hoặc không đạt. Mỗi bài kiểm tra va đập được thực hiện hai lần để đảm bảo rằng mũ có khả năng chịu được nhiều va đập trong một vụ tai nạn.

Ngoài ra, các bài kiểm tra khác như kiểm tra lực xâm nhập vào mũ, hệ thống khóa gài cũng được thực hiện để đảm bảo mũ không bị tuột khỏi đầu trong trường hợp va chạm. Cụ thể, bài kiểm tra chuẩn DOT bao gồm:

– Mũ được thả xuống bề mặt cong từ độ cao 1.83m.

– Mũ được thả xuống bề mặt phẳng từ độ cao 1.83m.

– 1 thiết bị truyền lực được thả trực tiếp xuống mũ.

– Lực tải áp dụng trong bài kiểm tra hấp thụ lực lên đến 136kg trong vòng 120 giây.

2. Chuẩn an toàn ECE (châu Âu)

Chuẩn ECE (Economic Commission for Europe) là tiêu chuẩn an toàn mũ bảo hiểm phổ biến nhất trên thế giới, được áp dụng tại hơn 50 quốc gia và các tổ chức đua xe lớn. Tiêu chuẩn ECE hiện tại là ECE 22.06, được cập nhật vào tháng 6 năm 2020 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2022, thay thế cho bản sửa đổi thứ 5 ECE 22.05 được thực hiện vào tháng 3 năm 2005. 

tieu chuan mu bao hiem ls2

Không giống như ECE 22.05, ECE 22.06 yêu cầu các thử nghiệm tác động nghiêm ngặt ở nhiều tốc độ khác nhau , góc và các bộ phận của mũ bảo hiểm để đảm bảo sản phẩm mũ được đánh giá toàn diện, bao gồm các tác động ở góc cạnh và kiểm tra độ an toàn của các phụ kiện. Bài kiểm tra chuẩn ECE bao gồm:

– Hấp thụ lực tác động bằng cách thả mũ xuống mặt phẳng.

– Kiểm tra dây khóa mũ để đảm bảo khóa mũ không bị tuột ra.

– Kiểm tra khả năng chịu lực của dây khóa.

– Kiểm tra khả năng chịu mài mòn.

– Kiểm tra độ biến dạng của phần vỏ mũ dưới tải trọng lớn.

– Phần kính của mũ cũng được kiểm tra vì nó là một phần quan trọng của mũ.

tieu chuan mu bao hiem ls2

Để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ECE, nhà sản xuất phải đưa 50 mẫu mũ đi kiểm định dưới sự chứng kiến của nhà sản xuất và phía tổ chức ECE.

3. Chuẩn an toàn SNELL 

Tiêu chuẩn SNELL được thiết lập bởi Snell Memorial Foundation, đây là một tổ chức phi lợi nhuận tư nhân được thành lập sau cái chết của tay đua xe Pete Snell, nhằm mục đích thúc đẩy và nâng cao độ an toàn của mũ bảo hiểm. Việc kiểm tra và chứng nhận SNELL là tự nguyện, nhưng một số tổ chức đua xe yêu cầu mũ bảo hiểm đem vào trường đua phải đạt tiêu chuẩn SNELL. 

tieu chuan mu bao hiem ls2

Tiêu chuẩn SNELL đang áp dụng trong thời điểm hiện tại là M2020, được giới thiệu vào ngày 1 tháng 4 năm 2019 và được triển khai lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 10 năm 2019, còn hiệu lực cho đến năm 2032. Tiêu chuẩn SNELL thường cập nhật 5 năm một lần, hiện tại có các tiêu chuẩn 2020, 2015 , 2010 và 2005.

Các bài kiểm tra chuẩn SNELL bao gồm:

– SNELL sử dụng 5 bề mặt thay vì 2 như DOT để kiểm tra mũ.

– Mũ được kiểm tra ở nhiều nhiệt độ khác nhau.

– Mũ được thả từ nhiều độ cao khác nhau, tất cả đều cao hơn so với DOT.

– SNELL kiểm tra cả phần cằm và toàn bộ phần “mái vòm” của mũ.

– Mũ bảo hiểm được đốt để kiểm tra khả năng kháng lửa.

– Phần kính của mũ cũng được thử nghiệm bằng cách bắn vào nó 3 viên đạn chì.

4. Chuẩn an toàn FIM

FIM là tiêu chuẩn cực kỳ nghiêm ngặt, những chiếc mũ bảo hiểm gắn tem FIM sẽ được cho phép đem vào các trường đua lớn nhất hành tinh, điển hình là giải đua MotoGP. FIM do Fédération Internationale De Motocyclisme (FIM) quản lý với mục tiêu tạo ra một chiếc mũ đảm bảo an toàn cho phần đầu của các tay đua. 

tieu chuan mu bao hiem ls2

FIM bao gồm kiểm tra đa chiều, chống xoay, xâm nhập và tác động. Theo FIM, quy tắc FRHPhe-02 (FRHPhe là viết tắt của ‘Chương trình chứng nhận đua xe FIM dành cho mũ bảo hiểm’) yêu cầu mũ bảo hiểm phải chịu được 9 đến 13 tác động ngẫu nhiên tại bất kỳ vị trí nào trong số 22 vị trí được thiết lập xung quanh bề mặt mũ bảo hiểm.

Với LS2, dòng mũ đạt chuẩn FIM duy nhất chúng tôi hiện sở hữu là LS2 FF805 Thunder Carbon FIM. Việc làm ra được sản phẩm đạt chuẩn FIM đó là niềm tự hào to lớn của bất kỳ nhà sản xuất nào. Và LS2 đã làm được với một mức giá hợp lý nhất trên thị trường hiện nay.

Mặt bằng chung, một chiếc nón chuẩn FIM sẽ có giá trung bình khoảng 1700 đô, và có thể lên đến 2000 đô cho một chiếc nón có chữ ký của các tay đua. Với LS2, chưa đến 700 đô cho một chiếc nón chuẩn FIM nghiêm ngặt!

Nếu bạn đang trên đường tìm kiếm chiếc mũ đỉnh nhất của LS2 tại Việt Nam, thì FF805 Thunder Carbon FIM sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo của bạn!

tieu chuan mu bao hiem ls2

Kết

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn thông tin về các tiêu chuẩn an toàn của mũ bảo hiểm trên toàn thế giới. Trên thực tế, bạn chỉ cần chọn mũ bảo hiểm đáp ứng một trong các tiêu chuẩn kể trên là đủ cho nhu cầu sử dụng hàng ngày. Nếu công việc của bạn thường xuyên di chuyển, hoặc bạn là người thích đi đây đi đó bằng mô tô/ xe gắn máy thì hãy cân nhắc chọn những chiếc mũ đạt tiêu chuẩn cao hơn/ đạt nhiều tiêu chuẩn khác nhau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *