Không giống như các mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm, mỹ phẩm, mũ bảo hiểm thường không được in hạn sử dụng trên bao bì. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp bạn cần thay mới mũ bảo hiểm ngay lập tức. Đó là gì? Hãy cùng BBI tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới.
Mũ bảo hiểm có hạn sử dụng hay không?
Theo Cơ quan kiểm nghiệm của chính phủ Hoa Kỳ, Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC), các loại mũ bảo hiểm nên được thay mới sau mỗi 5 đến 10 năm. Còn với tổ chức SNELL (một tổ chức kiểm định tiêu chuẩn mũ bảo hiểm phi lợi nhuận), họ cũng khuyến nghị người dùng thay mới mũ bảo hiểm sau 5 năm sử dụng. Nhiều nhà sản xuất mũ bảo hiểm khác cũng khuyên thay mới mũ bảo hiểm sau ba năm.
Mặc dù không in hạn sử dụng trên mũ bảo hiểm, việc dùng một chiếc mũ bảo hiểm mãi mãi là chuyện khó có thể xảy ra. Tất cả các bộ phận cần thiết để bảo vệ an toàn cho đầu của người đội trên mũ bảo hiểm đều có thể bị hao mòn theo thời gian, cụ thể như sau:
– Vỏ mũ bảo hiểm: Lớp vỏ mũ bảo hiểm sau một thời gian đội đã tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong hàng ngàn giờ liên tục, tiếp xúc với hàng triệu hạt mưa lăn trên vỏ mũ, chưa kể đến mưa axit. Do đó, vỏ mũ có thể lão hóa bởi tia UV và trở nên giòn hơn nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Vỏ mũ lại là bộ phận quan trọng giúp hấp thu xung động, bảo vệ đầu người đội khi xảy ra va chạm nên việc bị “giòn” hơn cũng đã kém an toàn hơn nhiều rồi.
– Mút xốp EPS: Mút xốp EPS trong mũ bảo hiểm có thể bị giảm tác dụng sau khi mũ bị va đập. Nếu không bị va đập, chất liệu EPS cũng giảm hiệu quả bảo vệ, giảm hấp thu lực 2% mỗi năm, trong 5 năm, mũ bảo hiểm giảm 10% khả năng bảo vệ, trong 10 năm, mũ bảo hiểm có thể giảm 20% khả năng bảo vệ.
– Dây quai mũ bảo hiểm: Dây quai cằm cũng có thể bị mòn do mồ hôi, muối và vết bẩn nói chung, khóa mũ cũng thế! Mũ bảo hiểm chỉ có thể bảo vệ đầu của bạn tốt nếu vừa vặn và được cố định đúng vị trí.
– Lót mũ: Hóa chất từ các sản phẩm dành cho tóc cũng có thể bám vào bên trong phần lót mũ bảo hiểm. Theo thời gian, lót mũ cũng xẹp đi dần và không còn vừa vặn với đầu của người đội nữa, nếu đội một chiếc mũ rộng, không vừa vặn thì đầu của bạn không còn được đảm bảo an toàn nữa.
Khi nào cần thay mới mũ bảo hiểm mới?
Sau đây LS2 sẽ chia sẻ đến bạn những trường hợp bạn cần thay mũ mới.
Thay mũ mới khi xảy ra va chạm mạnh
Bạn sẽ cần thay mới mũ bảo hiểm ngay lập tức khi mũ bảo hiểm xảy ra va chạm mạnh như bị rơi từ trên cao hoặc không may xảy ra tai nạn giao thông. Mũ bảo hiểm chỉ bảo vệ đầu của bạn hiệu quả nhất trong lần va chạm mạnh đầu tiên. Dù trông phần vỏ mũ bảo hiểm vẫn còn nguyên vẹn hoặc chỉ có vài vết xước nhỏ, khu vực bị va chạm mạnh đã không còn khả năng bảo vệ vào lần tiếp theo.
Khi xảy ra va chạm, vỏ mũ và lớp đệm xốp bên trong sẽ phân tán và hấp thu xung động, giữ cho đầu của người sử dụng an toàn, các va chạm tiếp theo sẽ giảm bớt đi tác dụng. Ngay cả những vụ va chạm nhẹ cũng có thể khiến mút xốp EPS của mũ giảm độ nén, với những tình huống va chạm mạnh bất ngờ sau này rất có khả năng gây nguy hiểm cho người đội.
Thay mũ mới khi các bộ phận trên mũ đã cũ
Bạn cần thay mũ bảo hiểm mới để đảm bảo an toàn cho bản thân khi các bộ phận trên mũ đã có dấu hiệu lão hóa. Bạn có thể kiểm tra chi tiết như sau:
– Vỏ ngoài mũ: Đây là bộ phận quan trọng nhất của mũ bảo hiểm. Hầu hết mũ bảo hiểm đều được làm bằng sợi thủy tinh, sợi carbon, Kevlar, ABS và polycarbonate. Các nghiên cứu cho thấy những vật liệu này sẽ bị phân hủy một cách tự nhiên khi tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài .
Để kiểm tra vỏ mũ còn ổn định hay không, bạn có thể dùng mắt thường để quan sát màu sắc của mũ có bị nhạt đi hay không, một số vật liệu sẽ chuyển sang màu hơi vàng xỉn. Bạn cũng cần chú ý các vết nứt, gãy trên mũ nữa nhé.
– Dây quai mũ: Một chiếc mũ vừa vặn, ôm sát phần đầu của bạn sẽ bảo vệ bạn tốt nhất khi không may xảy ra tình huống tai nạn, dây quai cài mũ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chặt mũ trên đầu, giúp mũ không bị văng xa khi người đội té xuống.
Nếu dây quai mũ bị sờn hoặc bong ra, hãy thay dây đeo hoặc mua luôn một chiếc mũ bảo hiểm mới. Dây quai cũng có thể bị lỏng theo thời gian, hãy chú ý gài dây quai vừa khít trước khi di chuyển nhé.
– Lót mũ: Thông thường phần lót mũ chính là bộ phận đầu tiên bị thay thế vì chúng sẽ bị xẹp dần theo thời gian. Mồ hôi, hơi ẩm quá mức sẽ làm mòn lớp keo giữ miếng đệm với phần còn lại của mũ bảo hiểm. Nếu bạn sử dụng tai nghe Bluetooth, hãy đảm bảo tai nghe luôn được kẹp vào mũ bảo hiểm mà không bị trượt ra.
Cách bảo quản mũ bảo hiểm
– Để mũ bảo hiểm của bạn tại nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời trong nơi khô ráo và tối.
– Không nên đặt mũ trên bình xăng của xe khi bạn đi xe phân khối lớn, khói xăng có thể làm hư hỏng mút xốp EPS và cũng có thể làm hỏng lớp vỏ nhựa bên ngoài.
– Không nên treo mũ trên gương của xe, mũ bị lật ngửa sẽ khiến bụi bẩn dễ bám vào lót nón.
Hướng dẫn bạn cách bảo quản mũ bảo hiểm chuẩn nhất
– Bạn có thể làm sạch bên ngoài mũ bằng nước sạch, không dùng hóa chất có tính tẩy rửa (cồn, bột giặt, javel) tiếp xúc lên bề mặt của mũ, kính Làm sạch bên ngoài chỉ bằng nước và xà phòng.
– Sử dụng khăn trùm đầu balaclava để giữ mũ sạch, khăn trùm cũng tạo độ trơn giúp bạn đội mũ dễ dàng hơn. LS2 đã ra mắt sản phẩm khăn trùm đầu từ lâu và được nhiều Riders ưa chuộng với giá cả phải chăng và chất lượng ưu việt chỉ với giá 190.000 VND / sản phẩm.
Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp thắc mắc của bạn về hạn sử dụng của mũ bảo hiểm, khi nào nên thay mũ mới và một số hướng dẫn để bạn bảo quản mũ bảo hiểm đúng cách. Bạn có thể mua sắm các loại mũ bảo hiểm fullface, mũ lật hàm, mũ cào cào, mũ 3/4 và các sản phẩm đồ bảo hộ khác từ LS2 thông qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ls2helmetsvietnam
- Website: https://ls2helmets.vn/
- Hotline: 083 901 1911