ECE 22.06 là quy định thử nghiệm mũ bảo hiểm xe máy mới của Châu Âu, được đưa ra để thay thế chuẩn cũ – ECE 22.05. Mỗi chiếc mũ bảo hiểm được bán ở châu Âu đều phải vượt qua một loạt bài kiểm tra nghiêm ngặt và đạt chuẩn ECE 22.06 trước khi được bán ra thị trường.
Liên Hợp Quốc thường xuyên xem xét độ an toàn của mũ bảo hiểm xe máy và đưa ra quyết định cải thiện các kiểm định để sản phẩm có khả năng bảo vệ cao hơn. Vào tháng 6 năm 2020, ECE 22.06 được công bố với các quy định mới, đây là thay đổi đầu tiên sau 20 năm, thay thế các quy định của chuẩn ECE 22.05 quen thuộc.
Nhưng đừng lo lắng nếu bạn vẫn đang sử dụng một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn ECE 22.05. Mũ bảo hiểm mới phải tuân theo các quy định của chuẩn ECE 22.06 từ tháng 1 năm 2024 trở đi. Và ngay cả khi đó, những chiếc mũ chuẩn 2205 vẫn hợp pháp tại các khu vực áp dụng bắt buộc đạt chuẩn ECE. Có nghĩa là, chỉ những chiếc mũ bảo hiểm mới được nhà sản xuất tung ra thị trường mới cần đạt ECE 22.06.
Ví dụ: tại Vương quốc Anh, không có ngày hết hạn của việc bán mũ đạt chuẩn ECE 22.05. Hàng tồn kho chuẩn 2205 vẫn tiếp tục được bán cho đến khi hết.
Tại sao tiêu chuẩn mới ECE 22.06 lại ra đời?
Khi khoa học và công nghệ mới xuất hiện, chúng ta có thể tạo ra nhiều sản phẩm bảo vệ tốt hơn và nhiều hơn. Và cùng với đó, các cơ quan của Liên Hợp Quốc muốn thắt chặt các tiêu chuẩn một chút để tất cả chúng ta có thể chắc chắn rằng những sản phẩm mình đội là phù hợp với mục đích sử dụng với mức độ bảo vệ tối ưu. Càng nhiều thử nghiệm, mũ bảo hiểm càng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu an toàn hơn trong mỗi chuyến đi của người đội.
Có được ECE 22.06 không phải chuyện đùa!
Bài kiểm tra thực sự không dễ dàng đối với các nhà sản xuất. ECE 22.06 yêu cầu một loạt các đặc điểm thiết kế của mũ phải được tuân thủ để dễ sử dụng hơn, an toàn hơn. Đối với một mẫu mũ bảo hiểm được bán với 1 kích cỡ vỏ duy nhất, thì cần tới 55 chiếc mũ thử nghiệm.
Còn đối với mũ bảo hiểm cao cấp hơn với 3 kích cỡ vỏ khác nhau, thì cần tới 135 chiếc mũ thử nghiệm trước khi lên kệ!
Vậy họ kiểm tra những gì với ECE 22.06?
Thiết kế mũ bảo hiểm
ECE 22.06 đảm bảo xác định rõ các bộ phận chính của mũ (lớp vỏ cứng bên ngoài, lớp giảm xóc bên trong, v.v.) và đảm bảo mũ bảo hiểm có tầm nhìn đủ lớn, đủ rõ nét cũng như cung cấp đủ độ che phủ để bảo vệ đầu hiệu quả.
Mũ bảo hiểm ECE 22.06 cũng phải có khả năng chịu đựng bền bỉ theo thời gian, không bị giảm khả năng bảo vệ khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, thay đổi nhiệt độ hoặc mưa. Mũ bảo hiểm được kiểm định cần được thử nghiệm trong môi trường khắc nghiệt: nhiệt độ nóng lạnh thất thường, độ ẩm, nước, tiếp xúc với đèn UV để mô phỏng các môi trường khác nhau. Tiêu chuẩn ECE 22.06 cũng đảm bảo mọi bộ phận của mũ không được nhô ra quá dài để bị cắt đứt khi va chạm.
Lớp lót mũ bảo hiểm
Lớp lót mũ bảo hiểm là bộ phận vô cùng quan trọng, bao gồm lớp lót giảm xóc và lớp lót êm ái. Ngoài việc bảo vệ tốt cho phần đầu của người đội, hấp thu va đập, lớp lót còn phải đáp ứng yêu cầu không bị hư hỏng bởi mồ hôi, mỹ phẩm hoặc các sản phẩm dành cho tóc. Lớp lót cũng không được gây kích ứng da.
Với lớp đệm xốp chống va đập EPS, các bài kiểm tra độ hấp thu va đập cũng được tiến hành vô cùng nghiêm ngặt.
Quai đeo và khóa mũ bảo hiểm
Quai đeo mũ bảo hiểm phải phù hợp với mục đích sử dụng, cố định chắc chắn và không quá mỏng. Khóa mũ cũng vậy, chỉ có thể mở khi người dùng muốn, không thể đóng nửa vời và cần phải dễ sử dụng.
Với bài kiểm tra tổng thể, lúc này mọi bộ phận trên mũ bảo hiểm không được bung ra trong mọi trường hợp có va chạm mạnh. Mũ fullface/ nguyên đầu, mũ lật hàm (được thử nghiệm ở cả 2 kiểu đội) với vật nặng tổng cộng 10kg được thả rơi từ độ cao 0.5m để kiểm tra.
Thêm vào đó, mũ đạt chuẩn ECE 22.06 còn phải vượt qua bài kiểm tra thả mũ + vật nặng tổng cộng 10kg từ độ cao 0,75m. Qua đó, ban kiểm định sẽ kiểm tra xem quai đeo và khóa mũ có hư hỏng hoặc giãn ra hay không, lúc này thì khóa mũ vẫn phải luôn đóng và vẫn hoạt động bình thường.
Thanh cằm của mũ lật hàm
Thanh cằm của mũ lật hàm cần phải giữ nguyên vị trí trong các thử nghiệm va chạm ở cả 2 kiểu đội: lật hàm lên như mũ ¾ (J) và lật hàm xuống như mũ fullface (P).
Tấm che và tấm che nắng
Tầm nhìn ngoại vi của mũ bảo hiểm được kiểm tra để chắc chắn rằng khi người dùng mũ không bị che khuất tầm nhìn theo bất kỳ hướng nào. Tiêu chuẩn an toàn ECE 22.06 cũng chỉ kiểm định mức truyền ánh sáng tối thiểu qua kính chắn, đây cũng là lần đầu tiên xác định rõ mức truyền sáng qua màn LCD hoặc tấm che quang điện nếu có (những loại này có thể giảm tỷ lệ truyền ánh sáng xuống 20%).
Tiêu chuẩn này cũng bao gồm các mức độ biến dạng, khả năng chống trầy xước, khiếm khuyết, khả năng chống sương mù và mức độ khúc xạ. Thậm chí còn có một bài kiểm tra để kiểm tra xem đèn tín hiệu có nhìn thấy được qua kính chắn có màu hay không.
Điểm mới của tiêu chuẩn ECE 22.06 là thử nghiệm tác động của kính chắn để đảm bảo chúng có thể chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài. Trong thử nghiệm này, một quả bóng thép 6mm được bắn với tốc độ 80m/s vào kính chắn. Để vượt qua kiểm định, kính chắn phải ngăn quả bóng ảnh hưởng đến phần mặt của người đội. Trong trường hợp kính vỡ, thì bắt buộc không được vỡ thành từng mảnh.
Kiểm tra tác động của mũ bảo hiểm
Để tăng tốc độ trong phòng thử nghiệm, bạn cần một giàn thử nghiệm cực kỳ cao! Nhìn lên không gian mái của giàn thử nghiệm.
UNECE luôn có một loạt các thử nghiệm tác động của mũ bảo hiểm một cách toàn diện, với tiêu chuẩn mới ECE 22.06 còn tăng thêm số lượng thử nghiệm nhiều hơn nữa! Đồng thời, ban kiểm định giới thiệu thử nghiệm mới va chạm theo góc nhằm mô phỏng việc người đội va vào một vật thể sẽ làm mũ bảo hiểm quay tròn, qua đó có khả năng gây tổn thương não.
ECE 22.06 cũng kiểm định các phụ kiện lắp vào mũ bảo hiểm như kính chắn râm, thanh gắn camera hành trình, để đảm bảo những phụ kiện đó không gây hư hỏng mũ và ảnh hưởng đến sự an toàn của người dùng.
Tốc độ va chạm bao gồm 6,0m/s, 7,5m/s và 8,2m/s (8,5m/s đối với thử nghiệm xiên) để đáp ứng phạm vi tác động ở tốc độ thấp hơn và cao hơn. Sau đó, mũ bảo hiểm được thử nghiệm với một cái đe thép phẳng, một cái đe bằng đá kerbstone và một cái đe ‘thanh’ góc cạnh, với nhiều dạng đầu mô phỏng có trọng lượng khác nhau được đặt trong mũ bảo hiểm.
Đối với tất cả các bài kiểm tra, mũ bảo hiểm được kiểm tra ở bốn điểm khác nhau trên vỏ mũ và phần bảo vệ cằm. Sau đó, các thử nghiệm sâu hơn sẽ được tiến hành với 3 tác động được chọn ngẫu nhiên từ 12 điểm tác động được xác định trước.
Điểm mới của ECE 22.06 là bài kiểm tra góc cạnh hoặc xiên
Kết quả cuối cùng của thử nghiệm mũ bảo hiểm xiên với dòng mũ có vỏ từ sợi thủy tinh.
Một thanh đe được sử dụng trong thử nghiệm xoay hoặc thử góc xiên. Nó nghiêng một góc 15° so với phương thẳng đứng, có 5 thanh thép cứng ngang và được bao phủ bởi giấy nhám oxit nhôm loại 80. Đây là một cuộc thử nghiệm nghiêm túc và được thiết kế để kiểm tra lực tạo ra chuyển động quay do mũ bảo hiểm va vào bề mặt có độ ma sát cao cùng với bất kỳ phụ kiện nào được trang bị.
22.06 sử dụng tiêu chí chấn thương sọ não (BrIC) lấy từ số liệu gia tốc quay để tính toán xem mũ bảo hiểm có vượt qua bài kiểm tra xiên hay không. Về cơ bản, gia tốc quay không được vượt quá 10.400 rad/s2 đối với bất kỳ thử nghiệm nào.
Biến dạng vỏ mũ bảo hiểm
Vỏ mũ bảo hiểm cũng được kiểm tra độ biến dạng, với mũ bảo hiểm có hệ thống thông khí đặt dưới tải trọng tối đa 630 Newton (khoảng 10 viên đá/64Kg/141lbs) – cả hai bên và từ trước ra sau – và đo biến dạng.
Mũ bảo hiểm sẽ chỉ vượt qua nếu chúng biến dạng dưới 40mm khi chịu tải tối đa và 15mm khi chịu tải tối thiểu 30 N.
Dán nhãn mũ bảo hiểm ECE 22.06
Nhãn mũ bảo hiểm bao gồm chữ E lớn nằm trong một vòng tròn kèm theo một con số, con số tương ứng với một quốc gia. Vương quốc Anh là E11, Ý là E3, v.v.
Các số bên cạnh dấu E là (theo thứ tự) phê duyệt loại (06), sau đó là số phê duyệt mũ bảo hiểm, loại bảo vệ mà mũ bảo hiểm cung cấp: J (mũ 3/4), P (thanh bảo vệ cằm cho mũ fullface), v.v… theo sau là dấu gạch nối rồi đến số sê-ri sản xuất.
Và tất nhiên, trong 126 trang quy định, có rất nhiều trang khác nói với các nhà sản xuất những gì họ có thể và không thể làm để mang (và thu hồi) mũ bảo hiểm của mình ra thị trường.
Tóm lại là
ECE từ lâu đã là tiêu chuẩn an toàn uy tín hàng đầu trên thế giới. Các quy định ECE 22.06 được cập nhất mới nhất đều hướng đến sự an toàn tối ưu cho người dùng khi đội mũ. Với thương hiệu LS2, rất nhiều dòng mũ đã được cập nhật theo tiêu chuẩn ECE 22.06 tại Việt Nam, bạn có thể trải nghiệm chúng trên các đại lý chính hãng toàn quốc. Xem tại: https://ls2helmets.vn/he-thong-cua-hang
*Bài viết tham khảo từ billyscrashhelmets.co.uk