Nên lựa chọn mũ bảo hiểm có chất liệu nào?

Một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng cần được làm từ những chất liệu cao cấp, đáp ứng các khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt. Trong bài viết này, hãy cùng LS2 Vietnam tìm hiểu về chất lượng làm nên vỏ mũ bảo hiểm, hy vọng bạn sẽ chọn được cho mình một chiếc mũ phù hợp nhất để đồng hành cùng bạn trên mọi hành trình.        

Tại sao việc chọn chất liệu tạo thành nón bảo hiểm lại quan trọng?

Trước hết, hãy tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra khi xảy ra va chạm giữa mũ và mặt đường.

  1. Vỏ mũ va đập với mặt đường 
  2. Đầu người đội va chạm với mút xốp trong mũ
  3. Não bộ va chạm với hộp sọ

Nếu vỏ mũ không được làm từ những vật liệu chất lượng, mút xốp EPS không đủ độ nén để hấp thu va đập, liệu não bộ của bạn có được bảo vệ? Qua đó, bạn có thể hình dung được một chiếc mũ với vỏ mũ chất lượng đóng vai trò rất quan trọng trong việc dẫn truyền lực tác động rộng khắp bề mặt nón và giảm thiểu tổn thương đến phần đầu của người đội. Do đó, vật liệu làm vỏ mũ bảo hiểm cũng là yếu tố quyết định giá trị của nón. 

chat lieu non bao hiem ls2

Tìm hiểu về các loại chất liệu làm nên vỏ nón bảo hiểm

Vật liệu tổng hợp Fiberglass (sợi thủy tinh)

Sợi thủy tinh được sử dụng rộng rãi để sản xuất các sản phẩm cần độ cứng, chắc cao, có thể kể đến như vỏ tàu thuyền, thiết bị y tế , vật liệu xây dựng,… 

chat lieu non bao hiem ls2

Sợi thuỷ tinh có tính chất cách nhiệt, giúp nón giảm hấp thụ nhiệt khi dùng lâu dưới trời nắng nóng, do đó, chất liệu này đặc biệt phù hợp trong điều kiện thời tiết nhiệt đới như ở Việt Nam. Ngoài ra sợi thuỷ tinh có khả năng tái sử dụng cao nên được đánh giá là vật liệu thân thiện với môi trường. 

Với thương hiệu LS2, tất cả các loại mũ với chất liệu sợi thủy tinh đều là Hợp chất Sợi thủy tinh hiệu suất cao, hay còn gọi với cái tên ngắn gọn hơn là HPFC.

chat lieu non bao hiem ls2

Hợp chất sợi thủy tinh hiệu suất cao (HPFC) là một sự kết hợp tỉ mỉ của một loại dệt độc quyền từ sợi thủy tinh, kết hợp với nhựa thành một lớp vỏ cứng, siêu nhẹ, nhưng vẫn chịu được va đập và tản nhiệt tốt hơn, đem đến khả năng bảo vệ cho phần đầu của người đội cao hơn.

Carbon fiber (sợi Carbon)

Sợi Carbon được đánh giá là “siêu vật liệu” với những đặc điểm ưu việt, có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống, trong đó có ngành công nghiệp hàng không. Trong các đấu trường đua xe lớn nhất hành tinh như Formula 1 và Moto GP, sợi carbon được xem là chất liệu hàng đầu để sản xuất những chiếc nón bảo hiểm đạt chuẩn FIM dành cho các tay đua. Carbon có sức mạnh phi thường nhưng lại cực kỳ nhẹ, có độ cứng cao, độ bền cao, chịu ăn mòn tốt, kháng nhiệt độ cao và giãn nở nhiệt thấp. Nhờ những đặc tính nổi trội này, sợi carbon được ví là nguyên liệu làm nên cuộc cách mạng trong vật liệu ứng dụng và được dùng phổ biến trong ngành hàng không, quân sự cũng như thể thao. Nón bảo hiểm làm từ sợi carbon đảm bảo các yếu tố nhẹ, bền, chống va đập tốt. 

chat lieu non bao hiem ls2

Những chiếc mũ bảo hiểm làm từ sợi Carbon của LS2 sử dụng nhiều lớp vải carbon wide-weave độc quyền, nhờ đó tạo ra một lớp vỏ rất nhẹ, nhưng vẫn mạnh mẽ, chịu va đập cực kỳ tốt để đảm bảo an toàn tối đa cho các Riders. Có thể nói, Carbon là vật liệu có khả năng chịu lực mạnh nhất nhưng với trọng lượng nhẹ nhất. 

Sợi carbon còn có những phân loại khác nhau như sợi Carbon 6K và sợi Carbon 9K, hãy cùng LS2 tìm hiểu sự khác nhau của 2 loại sợi Carbon này.

Sợi Carbon 6K (Carbon fiber 6K)

Nếu ai đã làm trong lĩnh vực sản xuất thì đều biết, sợi carbon được phân ra thành nhiều loại khác nhau như: 1K, 3K, 6K, 9K, 12K, 24K và 40K. 1K sẽ bằng 1000 sợi carbon cuộn lại. Do đó, sợi Carbon 6K có nghĩa là 6000 sợi carbon kết hợp với nhau thành 1 bó. Sau đó, bó sợi carbon này sẽ được dệt lại thành những tấm vải sợi để làm thành vật liệu cực kì bền chắc.

chat lieu non bao hiem ls2

Sợi Carbon 9K (Carbon fiber 9K)

Như chia sẻ bên trên, bạn có thể hiểu sợi Carbon 9K có kết cấu chặt chẽ hơn, do đó đây được xem là version mũ bảo hiểm “vip pro” hơn, được LS2 áp dụng trong những chiếc nón đạt chuẩn FIM – tiêu chuẩn an toàn khắc nghiệt nhất thế giới. Những tay đua vô địch cần được trang bị mũ bảo hiểm đẳng cấp, và Thunder Carbon FIM của LS2 có thể làm được điều đó!

chat lieu non bao hiem ls2

KPA (Hợp chất hợp kim polymer động lực)

KPA là chất liệu độc quyền được công thức hóa đặc biệt bởi LS2. Để tạo nên chất liệu này, LS2 sử dụng công nghệ nano để kết hợp các loại nhựa nhiệt động học cùng với các sợi aramid kích thước siêu nhỏ. KPA là chất liệu mạnh mẽ, khá nhẹ, chịu va đập tốt để đảm bảo chuyến đi an toàn hơn. Công thức đặc biệt này của LS2 đáp ứng cả yêu cầu ECE 22.06 và DOT.

chat lieu non bao hiem ls2

chat lieu non bao hiem ls2

HPTT (Công nghệ nhựa nhiệt động học áp lực cao)

LS2 đã phát triển HPTT – sự kết hợp hoàn hảo giữa nhựa ABS và các polymer nhựa nhiệt động học khác, chất liệu HPTT cũng đem đến cho người đội trải nghiệm thoải mái nhờ trọng lượng được tối ưu, nhẹ hơn nhựa ABS mà vẫn chịu va đập tốt, đảm bảo an toàn cao.

chat lieu non bao hiem ls2

chat lieu non bao hiem ls2

Tùy vào sở thích, nhu cầu, bạn có thể chọn cho mình một hoặc nhiều chiếc mũ bảo hiểm với các chất liệu khác nhau. Với người đam mê tốc độ hoặc có những chuyến đi với quãng đường xa, nón bảo hiểm fullface làm từ chất liệu sợi carbon sẽ là lựa chọn tối ưu nhất với khả năng bảo vệ an toàn hoàn hảo với trọng lượng cực nhẹ, đứng hàng thứ 2 là nón từ sợi thuỷ tinh với giá thành mềm hơn.

Theo dữ liệu của WHO, một chiếc nón bảo hiểm có chất lượng tốt có thể giúp giảm 69% chấn thương sọ não và giảm 42% khả năng tử vong khi có va chạm giao thông. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có cho mình lựa chọn phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *